Mẹo pha chế

Cách phân biệt cà phê sạch

Làm thế nào để biết bịch cà phê bạn mua về thực sự là cà phê ? Làm thế nào để biết ly cà phê bạn đang uống là cà phê có lợi cho sức khỏe, cho tuổi thọ và nhan sắc của bạn ? 

Dưới đây, xin được gợi ý một số điều để các bạn tham khảo một vài kinh nghiệm nhận biết cà phê sạch là như thế nào ?


Bột cà phê: có khối lượng nhẹ, tơi, xốp, bột màu nâu và khô, có mùi thơm dịu, quyến rũ, đặc trưng của cà phê.

Bột cà phê khi pha: 

Khi rót nước sôi vào phin thì bột nở bung, sủi bọt mạnh, thông thường nắp gài của phin nhôm sẽ bị trồi lên do bột cà phê nở.

Như đã nhận định, do hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh bột, nên thuộc tính đặc biệt của bột  cà phê rang là rất tơi xốp, và chứa nhiều khoang không khí bên trong do cấu trúc cao phân tử, các sợi cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt  trong quá trình rang …

Cho nên,  khi bạn chế nước sôi 100 độc vào phin chứa cà phê nguyên chất, lập tức bột cà phê sẽ nở bung, khiến bột cà phê trào lên trong phin, chứ không xẹp xuống. Điều này rất dễ nhận thấy

Nước cà phê: nhỏ giọt rất nhanh, không sánh kẹo, dẻo quẹo, độ sánh gần như nước uống thông thường. Màu nước không có màu đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán. Ly cà phê sạch và lành mạnh luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu trong trẻo rất quyến rũ.

Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng lung linh. Nếu quen với cà phê sạch, nhìn ly nước màu nâu cánh gián trong trẻo tự nhiên chúng ta đã có 1 cảm giác sạch, vệ sinh, thay cho cảm giác ái ngại khi nhìn ly nước đen thui. Cà phê sạch khi pha cà phê sữa sẽ không cho màu nâu đậm  mà chỉ cho một màu nâu nhạt.

 

 

 

Bọt cà phê: Bản thân nước pha cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng trông rất đẹp. Bọt cà phê sạch tiêu biểu khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống.

Hương thơm: Hương thơm đích thực và nguyên thủy của cà phê không nồng nực, không thô bạo, không mạnh mẽ, nhưng dịu dàng, lưu luyến, thanh cao, tinh tế và sâu lắng, đôi lúc làm ngây ngất người yêu cà phê…

Không ngào ngạt mà phảng phất mùi thơm nguyên thủy của cà phê, không ngửi thấy mùi bơ, đậu khét và các hóa chất khác, mùi thơm của ly cà phê giảm đi rất nhiều sau khoảng 10 phút kể từ lúc pha, do cà phê bị oxy hóa và thay đổi cấu trúc phân tử nhanh trong điều kiện thường.

Nếu mùi ít thay đổi thì đó là cà phê tẩm hóa chất, vì hóa chất có tính bền mùi cao hơn rất nhiều so với hương tự nhiên.

Hậu vị: Mùi vị đắng dịu, có vị chua nhẹ nhàng, sâu lắng tự nhiên. Sau khi uống bạn có thể  cảm nhận vị đắng đọng lại ở cổ họng thường rất nhiều giờ sau đó.

Tách cà phê luôn có hậu vị lưu luyến, tuy đã uống cạn ly nhưng mùi cà phê quyến rũ vẫn vương vấn quanh đây. Vì thế nói đến hậu vị của cà phê là có thật , nhưng không phải là vị chua, mà phải chuyển từ chua sang đắng ( kiểu socola Ý, sau khi nuốt mới là cà phê ngon ).

Người ta thường ví vị chua đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ, cách cảm nhận vị chua của cà phê cũng như vậy.

Share    

BẠN CẦN TƯ VẤN?

ĐẾN NGAY VỚI VUA KEM - 0986 883 888


Mã bảo vệ:

 

   
Giới : 0912 115 188
Dũng : 0919 135 288
Anh : 0918 235 188
Tuyết : 0931 811 888
Tuyết : 0932 819 888
Tuấn : 0986 883 888
Phương : 0915 883 888
Phương : 0987 181 661
Tuấn : 0916 819 888
Đông : 024 3906 8888
Dũng : 024 66 89 1111
Giới : 024 232 11111